Những thức uống phù hợp cho người bị bệnh thận

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị sỏi thận. Tùy theo kích thước của sỏi mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống như uống nhiều nước, cân bằng dinh dưỡng tránh suy nhược cơ thể, bổ sung các thực phẩm giàu canxi & vitamin, hạn chế tối đa lượng muối hằng ngày,… để giúp cho việc điều trị dứt điểm, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ tái phát về sau. Để nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, những người bị sỏi thận nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình một cách phù hợp nhất. Cùng Minh Hạnh Food tìm hiểu chi tiết những thức uống phù hợp nhất với người bị sỏi thận nhé!

Mỗi ngày người bị tiểu đường có thể có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phomai (khoảng 800-1300 mg chất canxi).

Uống nhiều nước: Người bị sỏi thận cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo sao cho lượng nước tiểu mỗi ngày lớn hơn 2,5 lít. Như vậy, người bệnh cần uống từ 3-4 lít/ngày. Việc uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ giúp việc đào thải được diễn ra thuận lợi hơn đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng sỏi tái phát.

Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:

Những loại nước trái cây

Những loại nước trái cây ép như cà rốt, nho, nước chanh, cam…bởi những loại nước này chứa nhiều dưỡng chất, giúp hòa tan sỏi thận

Trà lựu:

Trà lựu làm giảm hàm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc

Công thức pha trà lựu

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách làm

Bước 1: Ủ trà:

Cho 50g lục trà vào túi vải lọc trà + 4 lít nước sôi, ủ trà trong bình ủ 20 phút. Sau khi Ủ trà 20 phút, lấy túi vải lọc trà ra vắt khô và cho 7.5ml muối cho vào bình, ta được nước cốt trà.

Bước 2: Ép nước lựu:

Dùng dao cắt 1 hình tròn ngang quanh trái lựu sau đó bẻ đôi. Tách các lớp rời nhau sau đó dùng thìa gõ quanh trái lựu để hạt rơi xuống. Lượm bỏ những phần vỏ lựu đi. Đem lựu đã tách hạt vào máy ép chậm Cứ 730g thịt lựu ép được 350ml nước cốt.

Bước 3: Hoàn thiện

Ly 700ml: Cho 140 nước cốt trà + 25ml nước đường + 25ml- 30ml siro dâu + 70ml nước ép lựu + 3ml giấm táo, sau đó khuấy đều hỗn hợp lên.

Trà gừng:

Trà gừng giúp kháng khuẩn, chống viêm

Công thức pha trà gừng

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

Sau khi mua về, sơ chế gừng, tiến hành cạo vỏ, sau đó rửa sạch rồi cắt sợi

Bước 2: Pha trà

Pha 5gr trà gừng sấy và 5gr trà xanh/ô long với 250ml nước sôi ở nhiệt độ 90-95 độ C vào ấm và để trong vòng 4-5 phút.

Lưu ý: Nếu dùng nước vừa sôi thì trà sẽ dễ bị cháy, mất đi phần nào mùi vị vốn có của trà.

Bước 3: Hoàn thành

Lọc bỏ bã trà sau đó thêm mật ong đã chuẩn bị vào ấm (tùy theo khẩu vị), sau đó thêm gừng sợi, khuấy đều và thưởng thức. Có thể uống nóng hoặc làm lạnh tùy theo sở thích của mỗi người.

Trà húng quế:

Trà húng quế chứa axit axetic, giúp phá hủy sỏi thận

Công thức pha trà gừng

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách làm

Cách 1: Trà gừng húng quế

Để làm trà gừng húng quế thì trước tiên bạn rửa sạch lá húng quế, ngâm lá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút sau đó vớt lá ra rổ để cho ráo nước. Gừng rửa sạch rồi đập dập hoặc thái lát mỏng. Cuối cùng bạn tráng qua ấm pha trà bằng nước nóng rồi cho gừng, lá húng quế vào và đổ nước sôi lên trên. Để khoảng 10 phút cho tinh chất từ lá húng quế và gừng thôi ra nước. Rót trà ra ly và thưởng thức. Với trà gừng húng quế này bạn uống nóng hay lạnh đều được.

Cách 2: Trà xanh húng quế

Cách làm trà xanh húng quế cũng tương tự như trà gừng húng quế. Khi lá húng quế được rửa sạch bạn cũng để cho ráo nước. Bạn tráng ấm cho nóng rồi cho lá húng quế, trà xanh vào ấm. Thêm nước nóng đun sôi vào và để khoảng 10 phút cho trà ngấm ra nước. Khi uống bạn rót trà ra ly, bạn có thể thêm đường hoặc sữa vào để tăng thêm hương vị cho trà.

Với những công thức trà trên, Minh Hạnh Food mong rằng Quý khách đã có những lưu ý khi sử dụng sao cho phù hợp với người bệnh. Chi tiết liên hệ mua sản phẩm trà Kun Han Minh Hạnh Food tại đây.

Liên hệ ngay