12 bước để mở quán trà sữa cực hút khách

Mở quán trà sữa không khó, nhưng làm thế nào để quán thu hút được khách hàng, giữ chân được khách hàng mới là bài toán cần lời giải hoàn thiện và thuyết phục nhất. Việc chuẩn bị kỹ trước khi đưa quán trà sữa ra mắt khách hàng sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công của quán. Dưới đây là 12 bước để mở quán trà sữa hiệu quả nhất mà không phải ai cũng biết.

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Xác định đối tượng khách hàng luôn là bước đầu tiên cần thực hiện để hộ kinh doanh, doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh. Bởi chỉ khi xác định được đối tượng khách hàng doanh nghiệp mới có mục tiêu về sản phẩm, doanh thu….

Những khách hàng tiềm năng cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp muốn mở quán trà sữa hay hệ thống trà sữa có thể suy nghĩ đến gồm có:

Học sinh sinh viên: Đây là đối tượng khách hàng được nhiều quán trà sữa hướng tới nhất. Không chỉ sẵn sàng chi tiền cho một cốc trà sữa, nhóm khách hàng này còn là những người thường xuyên uống nhất, lượng tiêu thụ ở nhóm này có thể nói luôn ổn định.

Các cặp đôi, các gia đình hay giới nhân viên văn phòng: những nhóm khách hàng này cũng không thể bỏ qua. Tuy không uống quá nhiều như nhóm khách hàng học sinh sinh viên, nhóm khách hàng này lại có khả năng chi trả cho những cốc trà sữa cao cấp hơn.

Vậy nên bước xác định đối tượng khách hàng là rất quan trọng để hiểu bạn sẽ phải làm gì để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng.

Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán

Tài chính là yếu tố tối quan trọng khi mở quán. Nếu nguồn vốn không đủ thì việc bắt đầu sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng đây cũng là bước khiến các hộ gia đình, doanh nghiệp “đau đầu” khi mở quán trà sữa.

Một số khoản chi cần thiết bạn cần phải xem xét gồm có:

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
  • Chi phí thiết kế, sửa sang quán
  • Chi phí nhập nguyên liệu trà sữa: trà, topping, bột sữa, …
  • Chi phí trang thiết bị, máy móc cho quán
  • Chi phí đóng gói sản phẩm: cốc, nắp dập, nắp đậy, túi nilon, ống hút, giấy ăn,…
  • Chi phí duy trì hoạt động: lương nhân viên, tiền điện nước,…
  • Các chi phí khác: marketing, thuế, chi phí làm giấy phép kinh doanh,…

Việc xác định những khoản phải chi cho phép bạn có cái nhìn tổng quan về việc cần chuẩn bị trước bao nhiêu tiền cho việc kinh doanh. Để quán đi vào ổn định thì cần có nguồn vốn đầu tư thời gian đầu. Bên cạnh đó thời gian khai trương cũng là lúc bạn cần chi tiền cho quảng cáo, khuyến mãi nên sự vững chắc về vốn là cần thiết.

Bước 3: Xác định hướng phát triển của quán

Có 2 hướng phát triển quán bạn có thể tham khảo:

– Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu từ các hãng trà sữa nổi tiếng: như Chago, KOI, Gongcha, Dingtea,…

Ưu điểm của hình thức mua nhượng quyền thương hiệu là bạn không cần tốn công xây dựng thương hiệu, mà sẽ được sử dụng thương hiệu nổi tiếng sẵn có và được hỗ trợ về quy trình kinh doanh, công thức pha chế, menu cụ thể, cung cấp nguyên liệu,… Nhờ vậy, nhiều vấn đề bạn cần xử lý sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Vấn đề của việc nhượng quyền thương hiệu là yêu cầu về vốn đầu tư sẽ khá cao. Mỗi thương hiệu đều có các yêu cầu khi hợp tác khác nhau. Thông thường bạn sẽ cần ít nhất vài trăm triệu đồng để có thể bắt đầu.

– Tự xây dựng thương hiệu của riêng mình:

Nhược điểm của hướng phát triển này rất rõ ràng: bạn sẽ phải tự làm rất nhiều thứ, và tỉ lệ rủi ro cũng cao hơn với những thương hiệu mới.

Tuy vậy, ưu điểm của nó cũng rõ ràng không kém: bạn có toàn quyền quyết định đến hướng phát triển của thương hiệu. Không chỉ được chủ động hơn, hình thức này cũng tiết kiệm hơn nhiều.

Việc lựa chọn hướng phát triển quán sẽ phụ thuộc nhiều vào đối tượng khách hàng tiềm năng bạn hướng tới và số vốn bạn có thể đầu từ – những việc bạn cần làm trong bước 1 và bước 2.

Bước 4: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán

Việc tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán nên được là càng sớm càng tốt. Bạn sẽ chẳng muốn để những sai sót tồn tại đến tận ngày khai trương đâu!

Việc học hỏi kinh nghiệm từ sớm sẽ giúp những bước tiếp theo của bạn thuận lợi, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, việc nhìn vào sai lầm, kinh nghiệm từ những người đi trước cho phép bạn giảm thiếu những sai lầm khi đang đi những bước đầu tiên.

Nếu không biết bắt đầu từ đâu, một khoá học pha chế uy tín hoặc khoá học về quy trình kinh doanh quán trà sữa sẽ là cần thiết để bạn học hỏi.

Bước 5: Lựa chọn địa điểm quán

Đây là lúc những gì bạn chuẩn bị ở những bước trước phát huy tác dụng. Phụ thuộc vào nguồn vốn bạn sử dụng để thuê mặt bằng và đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp một cách dễ dàng: gần trường học, gần các công ty văn phòng, gần các khu dân cư hay các địa điểm vui chơi giải trí,…

Việc mở quán ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng không phải là giải pháp tệ nếu không thể tìm địa điểm phù hợp trong nội thành – nơi có muôn vàn quán trà sữa cùng giá thuê mặt bằng đắt đỏ. Nhưng bạn cần khảo sát kỹ để xác định đối tượng khách hàng tại khu vực đó.

Bước 6: Thiết kế và thi công quán

Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn nên có kế hoạch thiết kế, trang trí quán phù hợp: một cửa hàng hướng đến giới trẻ thì nên trang trí xinh xắn, đáng yêu phù hợp với nhu cầu vừa uống trà sữa vừa “sống ảo” của các bạn; Ngược lại thì giới văn phòng sẽ ưa chuộng những quán có phong cách hiện đại, sang trọng,…

Nếu không có ý tưởng cụ thể, những đơn vị thiết kế thi công sẽ giúp bạn giải bài toán này. Hãy cố gắng trực tiếp tham gia giám sát quá trình từ lúc lên ý tưởng đến lúc thi công, đảm bảo việc ý tưởng của mình sẽ được thực hiện chính xác.

Bước 7: Hoàn thiện menu cho quán

Menu quán là phần rất quan trọng, quyết định nhiều đến việc khách hàng có quay lại với bạn hay không. Bạn có thể tham khảo menu các hàng trà sữa hiện nay để xây dựng menu cho cửa hàng của mình.

Việc thiết kế menu là cần thiết để quán của bạn nhìn chuyên nghiệp, chỉn chu hơn. Bạn có thể suy nghĩ về việc thiết kế menu “tông xuyệt tông” với trang trí quán.

BƯỚC 8 : Nhập máy móc nguyên liệu

Nguyên liệu:

Trà: Hai dòng trà mà bất cứ quan nào cũng phải có là trà sữa và trà hoa quả. Tuỳ thuộc vào menu mà bạn có thể chọn những loại trà tương ứng như trà đen, trà xanh, trà oolong,…

Topping: với sự phong phú của thế giới topping, bạn có vô vàn lựa chọn cho quán trà sữa của mình: trân châu đen, trân châu trắng, trân châu đường đen, trân châu 3Q, thạch hoa quả, thạch dừa, khoai môn, đậu đỏ,…

Việc cập nhật các loại topping mới đang “làm mưa làm gió” trên thị trường sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời giúp menu của quán được làm mới, luôn “bắt trend” tốt hơn.

Các máy móc, thiết bị: máy dập nắp cốc, bình ủ trà, máy xay, máy làm lạnh, nồi nấu trà, dụng cụ pha chế (bình đong, thìa khuấy,…), nguyên liệu đóng gói (cốc, màng dập, nắp, ông hút,…) đều là những thiết bị, vật dụng càn thiết để vận hành một quán trà sữa. Đây là bước quan trọng để bảo đảm hương vị cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên chọn những thương hiệu có uy tín để bảo đảm uy tín của quán.

Việc lên danh sách đồ cần chuẩn bị cũng yêu cầu bạn lên danh sách những nhà phân phối nguyên liệu tốt. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho thị trường pha chế, Minh Hạnh Food tự hào giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm đa dạng từ trà, bột sữa, topping đến siro, phục vụ mọi nhu cầu pha chế của các chuỗi cửa hàng. Bạn có thể tham khảo website của Minh Hạnh Food tại đây để tham khảo những nguyên liệu pha chế với giá thành hợp lý và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Đây là bước không thể xem nhẹ nếu bạn muốn việc kinh doanh của cửa hàng được hợp pháp, lâu dài. Việc hoàn thành các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,… có thể hơi tốn thời gian, nhưng sẽ đảm bảo không có vấn đề gì về mặt luật pháp phát sinh. Bản thân khách hàng cũng sẽ tin tưởng một nơi có giấy phép đầy đủ hơn một cửa hàng “trôi nổi” không có giấy tờ chứng minh.

Bước 10: Đào tạo nhân sự cho quán

Tuỳ vào hình thức hoạt động của quán ma bạn có thể thuê nhân viên toàn thời gian hoặc bạn thời gian. Nếu quán có quy mô nhỏ, bạn có thể tham gia vào quá trình pha chế hoặc kiêm luôn vị trí quản lý của quán, để vừa tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên, vừa bảo đảm việc chăm sóc khách hàng và quản lý nhân viên.

Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt

Với những bước chuẩn bị phía trên, bạn cần bảo đảm mọi thứ diễn ra trơn tru, nhịp nhàng. Hiện nay nhiều quán đã tập trung vào vấn đề đào tạo nhân viên từ tác phong đến ý thức, để giảm thiểu các vấn đề phát sinh mà khách hàng có thể gặp phải.

Thậm chí, để đảm bảo hơn, ngày càng nhiều quán cho chạy thử “soft opening” trước khi khai trương chính thức cùng những chương trình giảm giá để khách hàng đến trải nghiệm và đánh giá, từ đó quán sẽ điều chỉnh để phù hợp hơn. Đây cũng là cách bạn có thể tham khảo.

Bước 12: Lên kế hoạch marketing cho quán

Khi quán đã sẵn sàng, giờ là lúc bạn ngồi lại tính đến việc marketing.

Việc thu hút khách hàng và việc khiến khách muốn quay lại đều quan trọng như nhau. Marketing sẽ giúp thu hút khách hàng đến quán, và việc khiến khách hàng quay lại sẽ phụ thuộc vào chất lượng đồ uống, không gian quán và thái độ của nhân viên phục vụ. Việc đảm bảo cả 2 yếu tố chính là cách để tạo ra tệp khách quen ổn định của quán.

Để marketing, bạn cần suy nghĩ đến việc tổ chức một số chương trình ưu đãi như: mua 1 tặng 1, giảm giá theo %, chương trình freeship hoặc tặng quà kèm theo, miễn phí cho một lượng khách hàng đầu tiên,…

Việc quảng bá cũng cần được coi trọng. Bạn có thể quáng cáo bằng cách phát tờ rơi, quảng cáo trên các mạng xã hội như facebookk hay instagram, trên các đầu báo hay mời người nổi tiếng đến trải nghiệm.

Cách quảng cáo cho cửa hàng thì vô vàn, nhưng hãy cân nhắc dựa trên 2 bước đầu tiên mà bạn đã làm: ngân sách bạn có và đối tượng khách hàng bạn hướng tới!

Liên hệ ngay