Trà sữa không phải xu hướng mà đã và đang trở thành trào lưu trong nhiều năm tới

Chỉ sau khoảng 10 năm xuất hiện, trà sữa đã trở thành đồ uống được ưa thích thứ 2 tại Việt Nam và dự kiến tiếp tục là xu hướng đồ uống trong nhiều năm tới.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu thị trường trà sữa rằng đây cho thấy đồ uống này đang trở thành một cơn sốt và không có dấu hiệu hạ nhiệt khi những năm gần đây số lượng các cửa hàng mở bán trà sữa đang liên tục tăng nhanh. Càng ngày thị phần của trà sữa ngày càng được mở rộng, nó hiện đã trở thành một mô hình kính doanh hoàn toàn mới tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu thị trường trà sữa vào năm 2020 thì có khoảng 73% người được hỏi phân biệt được trà sữa so với các loại đồ uống khác trên thị trường. Hơn thế nữa những người này thuộc nhóm nữ giới, người lớn tuổi và sống ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nhận biết cao hơn hẳn. Đây có thể nói là tỉ lệ khá cao so về độ phủ sóng với một ngành mới nổi tại Việt Nam hiện nay.

Đáng chú ý, nhóm đối tượng người trẻ dưới 25 tuổi có tần suất uống trà sữa cao hơn hẳn so với những đối tượng trên 25 là 60%. Nghiên cứu thị trường trà sữa cũng đã chỉ ra rằng tỉ lệ người có độ tuổi từ 15-21 có tần suất uống trà sữa 2-3 lần/ tuần là cao nhất chiếm 24%. Những người trung niên từ 30-38 tuổi có tỉ lệ sử dụng trà sữa 2-3 lần/ tuần chiếm tỉ lệ 19%, đây cũng là một con số ấn tượng với nhóm khách hàng khó để tiếp cận với cái mới này.

Khảo sát người dùng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, đồ đá xay đứng ở vị trí số 1 đồ uống được yêu thích nhất với hơn với 36% người dùng sử dụng. Xếp thứ 3 là cà phê sữa đá Việt Nam – một thức uống đặc trưng của người Việt, Cappuccino và Latte lần lượt chiếm 4% và 1% lượng người ưa chuộng sử dụng. Đáng ngạc nhiên hơn cả là tại nghiên cứu này thì Trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23%, và hầu hết nó lại tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và đối tượng người trẻ tuổi từ 15-22 (35%). Đây là một chỉ số ấn tượng chứng tỏ đây là một ngành hết sức tiềm năng và đem lại lượng người sử dụng rất cao, đánh bật những đồ uống tồn đã xuất hiện từ lâu trên thị trường.

Trong 2020 và 2021, dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến các thương hiệu trà sữa lớn như Gongcha, Bobapop, Ding Tea, Phúc Long, Koi The, The Alley… đã rút gọn hệ thống cửa hàng trên cả nước nhưng theo chuyên gia thị trường trà sữa vẫn giữ mức tăng trưởng từ 5- 7%.

Dịch bệnh đã tác động sâu rộng đến cách thức kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người uống trà sữa. Trong giai đoạn giãn cách xã hội ở Hà Nội, nhiều người trẻ phản ánh họ phải chi trả từ 100.000 – 200.000đ cho một cốc trà sữa bởi tiền ship quá cao. Chưa kể, nếu như trước đây nhiều người sẵn sàng chọn mua những đồ uống trà sữa cao cấp có mức giá từ 50.000đ – 90.000đ, thì nay họ phải “thắt chặt” chi tiêu, hướng tới những lựa chọn rẻ hơn.

Lại nói, người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến hương vị trà thơm ngon mà còn khó tính hơn khi đòi hỏi nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và tốt cho sức khoẻ. Theo một bài khuyến cáo trên cổng thông tin chính thức của bệnh viện Vinmec, trong trà sữa có nhiều calo và tinh bột, khiến thức uống này cung cấp nhiều năng lượng nhưng ít vitamin, giá trị dinh dưỡng không cao. Hấp thụ lượng đường trong trà sữa trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ như thừa cân, béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch… Điều này khiến nhiều người tiêu dùng hạn chế uống trà sữa bởi các nguyên nhân sức khoẻ.

Nắm bắt tâm lý đó, các nhà kinh doanh trà sữa ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn nguyên liệu sạch và nhiều dinh dưỡng để tìm lại vị trí trên thị trường ẩm thực. Biểu hiện rõ nhất là nhu cầu mua trà đen để làm trà sữa gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh, chiếm 40% thị phần ngách thành phần cơ bản làm trà sữa cơ bản trong năm 2020 so với các loại nguyên liệu khác như trà xanh, trà ôlong và trà trắng.

Theo kết quả báo cáo của Allied Market Research, trong năm 2020, khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn 50% thị phần thị trường trà sữa toàn cầu, theo sau là Bắc Mỹ. Trong khi đó, thị trường châu Âu có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất. Riêng tại Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong tốp các quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ loại đồ uống này.

Chuyên gia Trần Tuấn Long nhận định, sau đại dịch thị trường trà sữa sẽ tiếp tục khởi sắc và tăng trưởng mạnh dù không thể so sánh với thời kỳ hoàng kim 2018.

Những doanh nghiệp vượt qua được khó khăn của 2020 và 2021 thì năm 2022 là thời điểm để các thương hiệu trà sữa vượt lên khẳng định tên tuổi cũng như chỗ đứng của mình tại một thị trường đầy sự hứa hẹn với tỉ lệ tạo ra lợi nhuận rất cao. Có thể thấy trà sữa không phải là trào lưu, mà đó sẽ là xu hướng trong nhiều năm tới, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng này để tạo ra lợi nhuận cho riêng mình.

 

Liên hệ ngay