7 lợi ích bất ngờ của trà chanh sả được khoa học chứng minh

Ở nhiều nền văn hóa, sả từ lâu được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên. Không những vậy, sả còn là gia vị, thậm chí dùng làm trà. Trà sả cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cùng Minh Hạnh Food tìm hiểu cùng công thức trà sả nhé!

Sả thường được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm huyết áp, giảm đau, giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Khi được dùng dưới dạng trà, nhiều lợi ích sức khỏe của sả vẫn được duy trì. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Microbios cho thấy sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, Cụ thể, sả giúp chống lại 22 loại vi khuẩn và 12 loại nấm gây hại, trong đó có nấm gây tưa miệng, nấm ngoài da và nấm da chân.

Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuyên san Libyan Journal of Medicine cho thấy khi ăn hoặc bôi lên da, sả có tác dụng kháng viêm, giảm sưng ở bàn chân và tai của những con chuột bị phù nề.

Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học khác cũng cho thấy sả có tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Mọi người có thể đạt được các lợi ích trên bằng cách uống trà sả.

Cách làm trà sả tại nhà để phòng dịch Covid-19 | Báo Dân tộc và Phát triển

Trà sả cũng rất có lợi khi dùng để giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, loét dạ dày và tiêu chảy. Nghiên cứu trên chuyên san Pharmacologyonline cho thấy sả có hiệu quả tương tự như thuốc khi sử dụng trên các con chuột bị tiêu chảy.

Với người muốn giảm cân thì sả cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Hương thơm của sả và trà sả giúp giảm căng thẳng và có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, theo Healthline.

1. Giảm bớt stress

Đối với nhiều người, thói quen thưởng thức trà sả nóng có thể giúp thư giãn tinh thần mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Mùi thơm thanh mát của sả không những có thể giúp xả stress mà còn cải thiện chứng lo âu.

Bạn có thể uống một ly trà sả vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống hoặc thưởng thức vào chiều tối để thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

2. Giảm mức cholesterol

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm Tiên tiến, chiết xuất từ ​​sả có thể giúp giảm lượng cholesterol ở động vật. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất bạn dùng. Điều này có nghĩa là bạn dùng nhiều sả hơn thì có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ có thể duy trì vóc dáng thon gọn.

3. Ngăn ngừa viêm nhiễm

Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này có thể nhờ sả có chứa các hợp chất chống viêm như axit chlorogen, isoorientin và swertiajaponin. Loại thảo mộc này được cho là có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng, một chứng bệnh do nhiễm nấm thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV. Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp bạn chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.

 

4. Bảo vệ răng miệng

Một số người nhai thân cây sả để cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Một nghiên cứu đăng trên trang Tạp chí Hóa học Thực phẩm cũng ủng hộ cách chăm sóc răng miệng này. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 loại thảo mộc và thấy rằng chiết xuất sả là một trong những chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng mạnh nhất.

5. Giảm các cơn đau

Theo một nghiên cứu, sả được chứng minh là có thể giúp bạn ngăn chặn các cơn đau. Điều này có nghĩa là bạn có thể uống trà sả để giảm đau trong một số trường hợp.

6. Tăng lượng hồng cầu

Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy thói quen uống trà sả hàng ngày trong 30 ngày có thể giúp tăng nồng độ hemoglobin, dung tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm máu cho 105 đối tượng trước khi bắt đầu. Sau đó, họ lại tiếp tục thực hiện xét nghiệm máu vào ngày 10 và ngày 30 của quá trình nghiên cứu.

Kết quả cho thấy việc uống trà sả giúp tăng sự hình thành các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học cho rằng đặc tính chống oxy hóa của trà đã mang tới tác dụng này.

7. Giảm chứng đầy hơi

Trà sả có thể có tác dụng lợi tiểu. Điều này có nghĩa là loại trà này giúp kích thích thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ, trà sả giúp tăng lượng nước tiểu nhiều hơn các loại đồ uống khác. Tác dụng lợi tiểu này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng cơ thể tích nước dẫn đến đầy hơi, một triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Công dụng tuyệt vời của trà sả

Nguyên liệu:

  • 4 cây sả
  • 1 quả chanh to không hạt
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 1 lít nước
  • Trà xanh
  • Ít lá bạc hà (nếu có)
  • Đường: có thể dùng 100g đường phèn, 100g đường thốt nốt hoặc 200g đường cát

Cách thực hiện

  • Sả làm sạch, đập giập rồi cắt thành từng khúc dài.
  • Gừng làm sạch, gọt vỏ thái lát mỏng.
  • Chanh rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
  • Cho gừng, sả và đường vào nồi nước rồi đun sôi.
  • Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
  • Ngâm trà xanh vào nồi nước vài phút.
  • Lọc hết bã trà, gừng và sả ra để lấy phần nước trà.
  • Để cho trà nguội hẳn rồi thêm vài lát chanh vào.
  • Thêm ít lá bạc hà nếu thích rồi thưởng thức. Bạn có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Mua nguyên liệu pha chế ở đâu?

Khi chọn mua sả, nên chọn mua củ to để dễ chế biến. Trà xanh Kun Han Minh Hạnh Food hiện nay đã có xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Chính vì vậy để mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm Quý khách hãy mua hàng tại các nhà phân phối chính hãng của Minh Hạnh Food để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chi tiết mua hàng tại đây.

Liên hệ ngay