Trân châu, loại topping ngon, ngọt, thường đi kèm với trà sữa. Tại sao lại gọi loại topping này là linh hồn của trà sữa? Cùng Minh Hạnh Food tìm hiểu nhé!
Topping là gì?
Nếu hiểu theo nghĩa đen, topping chính là phần trên bề mặt của một thứ gì đó và cụ thể trong ẩm thực đó chính là những loại thức ăn phụ được để lên bề mặt của một món ăn chính nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn đó.
Vậy nói đến đây chắc bạn cũng đã hiểu topping trà sữa là gì rồi đúng không? Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì topping trà sữa chính là các loại thạch, trân châu và các loại bánh ăn kèm cùng với trà sữa.
Những món ăn này sẽ giúp tăng hương vị cho món trà sữa lên rất nhiều, nếu như chỉ uống trà sữa mà không có các loại topping thì trà sữa sẽ không có được sự thu hút và sẽ không đem đến những hương vị khác nhau cho loại thức uống này.
Loại topping đầu tiên xuất hiện đó chính là trân châu, loại topping này xuất hiện lần đầu vào những năm 80 ở Đài Loan sau đó được phổ biến trên toàn thế giới như ngày nay, trở thành một bộ đôi không thể tách rời.
Trong những ly trà sữa chúng ta thưởng thức hàng ngày có nhiều loại trân châu khác nhau, hương vị, độ dẻo cũng khác nhau. Nhưng hạt trân châu đen vẫn là hạt trân châu được sử dụng pha chế trà sữa nhiều nhất.
Tên gọi “linh hồn trà sữa” từ đâu mà có?
Trân châu được làm nên từ 4 nguyên liệu được sử dụng để làm trân châu đen truyền thống gồm: Tinh bột sắn, nước, màu caramel và đường.
Chỉ cần lựa chọn các nguyên liệu có chất lượng tốt bất cứ ai cũng có thể tạo ra những viên trân châu hoàn hảo, chuẩn vị ngay tại nhà.
Ngoài ra, chúng ta thường thấy có 02 loại trân châu chính: to và mini, trong đó loại to sẽ dai và dẻo hơn loại mini. Một số loại trân châu khác có thể kế đến như: Trân châu trắng không chứa calo cho những khách hàng đang giảm cân. Hay để ly trà sữa nhiều màu sắc, nhiều hương vị chúng ta có thể chọn các loại trân châu hoàng kim, trân châu đường đen, trân châu dâu, trân châu xoài, trân châu matcha, trân châu khoai lang,…
Tùy theo từng loại trân châu mà nguyên liệu sẽ có sự thay đổi. Ví dụ: Như khi làm trân châu đường đen, chúng ta sẽ cần sử dụng thêm đường đen cao cấp để tạo ra mùi caramel thơm đắng. Với món trân châu xoài, nguyên liệu bắt buộc phải có gồm siro xoài và bột rau câu,…
Nguyên liệu khác nhau nên vị của các loại trân châu cũng rất đa dạng. Bên cạnh các loại trân châu đen, trân châu hoàng kim, trân châu đường đen dẻo mềm, nhiều người vẫn nghiện trân châu trắng giòn dai, thạch dừa sần sật hay trân châu sợi thơm mượt.
Trân châu không phải là món topping “có cũng được, không cũng chẳng sao”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của một quán trà sữa là chất lượng những viên trân châu nơi ấy tạo ra. Từ kỹ thuật đến tỉ lệ bột nhào, quá trình nấu trân châu, việc ngâm đường sau khi nấu đến thành phẩm cuối cùng đều đòi hỏi người pha chế phải có rất nhiều kinh nghiệm.
Đó là lý do khiến dù các món topping “độc lạ” như bánh gạo mochi, đậu đỏ, thạch dừa, sương sáo, bọt sữa, bọt phô mai, bột khoai môn… dần được thêm vào, nhưng khách hàng vẫn ưa chuộng các loại trân châu hơn cả. Tóm lại, trân châu chính là linh hồn của một ly trà sữa.
Mua trân châu ở đâu uy tín?
Được sản xuất theo tiêu chuẩn dây chuyền công nghệ khép kín, hiện đại của Nhật Bản, các sản phẩm của Minh Hạnh Food được cấp phép lưu hành toàn quốc, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp khách hàng an tâm lựa chọn. Đây là nỗ lực của công ty nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng không chỉ có hương vị thơm ngon, đa dạng mà còn tốt cho sức khoẻ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khách hàng có thể tham khảo các dòng trân châu của Minh Hạnh Food – nhà máy nguyên liệu lớn nhất miền Bắc, có hệ thống nhà phân phối sản phẩm trên toàn quốc tại đây.